Chương trình đào tạo đại học ngành Sư phạm tiếng Nga – Đào tạo – Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương trình đào tạo đại học ngành Sư phạm tiếng Nga

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo đại học ngành Sư phạm tiếng Nga đào tạo ra những cử nhân là giáo viên ở bậc THPT, đại học cao đẳng có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Nga và sử dụng thành thạo tiếng Nga tối thiểu ở bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương mức C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu); được trang bị tri thức về hoạt động dạy, sự hiểu biết về người học trong những hoàn cảnh cụ thể; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề); có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Nga được giảng dạy; có kiến thức về xã hội văn hóa rộng lớn; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành cán bộ giảng dạy giỏi ở các bậc học, cán bộ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nga nói riêng và ngành sư  phạm nói chung.

2. Khung chương trình đào tạo

STT

Tên môn học

Số tín chỉ

I

Khối kiến thức chung (không tính các môn học từ số 9 đến số 11)

27

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1

2

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 2

3

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tin học cơ sở 2

3

6

Ngoại ngữ cơ sở 1

4

7

Ngoại ngữ cơ sơ 2

5

8

Ngoại ngữ cơ sở 3

5

9

Giáo dục thể chất

4

10

Giáo dục quốc phòng – an ninh

8

11

Kỹ năng bổ trợ

3

II

Khối kiến chung thức theo lĩnh vực

6/15

12

Địa lý đại cương

3

13

Môi trường và phát triển

3

14

Thống kê cho khoa học xã hội

2

15

Toán cao cấp

4

16

Xác suất thống kê

3

III

Khối kiến thức chung của khối ngành

8

III.1

Bắt buộc

6

17

Cơ sở văn hoá Việt Nam

3

18

Nhập môn Việt ngữ học

3

III.2

Tự chọn

2/14

19

Tiếng Việt thực hành

2

20

Phương pháp luận NCKH

2

21

Logic học đại cương

2

22

Tư duy phê phán

2

23

Cảm thụ nghệ thuật

2

24

Lịch sử văn minh thế giới

2

25

Văn hóa các nước ASEAN

2

IV

Khối kiến thức chung của nhóm ngành

57

IV.1

Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa

18

IV.1.1

Bắt buộc

12

26

Ngôn ngữ học tiếng Nga 1

3

27

Ngôn ngữ học tiếng Nga 2

3

28

Đất nước học Nga

3

29

Giao tiếp liên văn hóa

3

IV.1.2

Tự chọn

6/21

30

Từ vựng học tiếng Nga

3

31

 Phong cách học tiếng Nga

3

32

Ngữ dụng học tiếng Nga

3

33

Những xu hướng mới  trong tiếng Nga hiện đại

3

34

Đối  chiếu tiếng Nga và tiếng Việt

3

35

Văn học Nga 1

3

36

Văn học Nga 2

3

IV.2

Khối kiến thức tiếng

39

37

Tiếng Nga 1A

4

38

Tiếng Nga 1B

4

39

Tiếng Nga 2A

4

40

Tiếng Nga 2B

4

41

Tiếng Nga 3A

4

42

Tiếng Nga 3B

4

43

Tiếng Nga 4A

4

44

Tiếng Nga 4B

4

45

Tiếng Nga 3C

3

46

Tiếng Nga 4C

4

V

Khối kiến thức ngành

38

V.1

Bắt buộc

17

47

Tâm lý học

3

48

Giáo dục học

3

49

Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục – đào tạo

2

50

Lý luận dạy-học tiếng Nga

3

51

Phương pháp dạy-học tiếng Nga

3

52

Kiểm tra và đánh giá dạy-học tiếng Nga

3

V.2

Tự chọn

12/18

53

Tâm lý học giảng dạy tiếng nước ngoài

3

54

Tổ chức dạy-học ngoại ngữ

3

55

Phiên dịch

3

56

Biên dịch

3

57

Tiếng Nga Du lịch

3

58

Tiếng Nga công sở

3

V.3

Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

9

59

Thực tập

3

60

Khóa luận tốt nghiệp hoặc chọn 2 trong số các học phần tự chọn của IV hoặc V

6

Tổng cộng

136

3. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

         Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành sư phạm Tiếng Nga có thể đảm nhận các vị trí như: giáo viên, cán bộ giảng dạy tại các cơ sở dạy tiếng Nga ở các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, đặc biệt tại các trường phổ thông trung học, hay đại học, hoặc có thể phát triển thành những cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học hay quốc tế học, có thể tiếp tục học ở bậc cao hơn theo chuyên ngành đào tạo của mình.